Viral marketing là gì? và Buzz marketing là gì?
Như chúng ta đã biết, marketing là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong việc đưa sản phẩm của các công ty đến với người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì càng có nhiều công cụ mới ra đời. Bên cạnh các hình thức marketing truyền thống như khuyến mãi, khuyến mại, PR,...có một số hình thức marketing hoàn toàn mới đang thu hút được sự chú ý mạnh mẽ như là viral marketing,buzz marketing. Vậy viral marketing và buzz marketing là gì?
Viral marketing là một hình thức tiếp thị trên các mạng xã hội. Cách thức tiếp thị của Viral marketing được xem giống cách thức lan truyền của một con virut. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Nhờ vậy hiệu quả của hình thức này đạt được đến không ngờ.
Viral marketing là một hình thức tiếp thị trên các mạng xã hội. Cách thức tiếp thị của Viral marketing được xem giống cách thức lan truyền của một con virut. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Nhờ vậy hiệu quả của hình thức này đạt được đến không ngờ.
Viral marketing được xem là một hình thức quảng cáo có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức marketing hiện thời.
- Độ tin cậy cao, hiệu quả cao, chi phí thấp
- Thu hút được sự chú ý của một lượng khách hàng lớn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
- Thông qua việc trao đổi của các khách hàng tất cả các chủ sở kinh doanh sẽ nắm bắt tốt hơn xu thế và thị hiếu của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nhờ vậy mà hình thức này sẽ giúp cho các công ty vươn lên một tầm cao mới trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tuy vậy viral marketing cũng có những bất lợi cơ bản sau:
- Những nội dung được đăng tải quá lớn khiến cho người sử dụng không thể truy cập được.
- Việc sử dụng công cụ này sẽ không có hiệu quả nếu hệ thống internet không được sử dụng rộng rãi.
Với những lợi thế và bất cập như trên đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có những cân nhắc, tính toán và có giải pháp thích hợp khi sử dụng công cụ này để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nếu như viral marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến (internet, weblog, instant messege, web review, rss...).thì buzz marketing lại bổ sung vai trò của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.Buzzmakerting là 1 kiểu quảng cáo sản phẩm thương mại nhờ những lời... truyền miệng hay tin đồn. Cách thức của nó là "Hãy để người khác nói thay cho bạn". Đó có thể là một quảng cáo trên báo gây sốc, pa-nô lớn không đụng hàng, hay 1 trang quảng cáo “phạm thượng”, một clip quảng cáo “cấm kỵ”. Tóm lại là mẩu quảng cáo sử dụng buzzmarketing là đề tài gây tranh cãi cho mọi người.
VD: Vĩnh Hảo có slogan “Vì sao bạn phải uống nước tinh khiết với giá nước khoáng?” - X-Men "Nếu thương chồng, hãy cho anh ấy dùng dầu gội riêng"
- Bia Tiger với chương trình khuyến mãi dưới nắp chai (tranh chấp chủ sở hữu hợp pháp của chiếc Land Cruiser)
- Thời trang Benetton (Mỹ) với các poster quảng cáo như một cha xứ ôm hôn một cô gái, một đứa bé da trắng mải mê bú người mẹ da đen, một cô gái đang tuyệt vọng vì AIDS...
- Độ tin cậy cao, hiệu quả cao, chi phí thấp
- Thu hút được sự chú ý của một lượng khách hàng lớn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
- Thông qua việc trao đổi của các khách hàng tất cả các chủ sở kinh doanh sẽ nắm bắt tốt hơn xu thế và thị hiếu của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nhờ vậy mà hình thức này sẽ giúp cho các công ty vươn lên một tầm cao mới trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tuy vậy viral marketing cũng có những bất lợi cơ bản sau:
- Những nội dung được đăng tải quá lớn khiến cho người sử dụng không thể truy cập được.
- Việc sử dụng công cụ này sẽ không có hiệu quả nếu hệ thống internet không được sử dụng rộng rãi.
Với những lợi thế và bất cập như trên đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có những cân nhắc, tính toán và có giải pháp thích hợp khi sử dụng công cụ này để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nếu như viral marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến (internet, weblog, instant messege, web review, rss...).thì buzz marketing lại bổ sung vai trò của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.Buzzmakerting là 1 kiểu quảng cáo sản phẩm thương mại nhờ những lời... truyền miệng hay tin đồn. Cách thức của nó là "Hãy để người khác nói thay cho bạn". Đó có thể là một quảng cáo trên báo gây sốc, pa-nô lớn không đụng hàng, hay 1 trang quảng cáo “phạm thượng”, một clip quảng cáo “cấm kỵ”. Tóm lại là mẩu quảng cáo sử dụng buzzmarketing là đề tài gây tranh cãi cho mọi người.
VD: Vĩnh Hảo có slogan “Vì sao bạn phải uống nước tinh khiết với giá nước khoáng?” - X-Men "Nếu thương chồng, hãy cho anh ấy dùng dầu gội riêng"
- Bia Tiger với chương trình khuyến mãi dưới nắp chai (tranh chấp chủ sở hữu hợp pháp của chiếc Land Cruiser)
- Thời trang Benetton (Mỹ) với các poster quảng cáo như một cha xứ ôm hôn một cô gái, một đứa bé da trắng mải mê bú người mẹ da đen, một cô gái đang tuyệt vọng vì AIDS...
Sự bùng nổ của internet, blog,… hiện đang hỗ trợ đắc lực cho các marketer trong việc truyền đi các thông điệp của sản phẩm, thương hiệu. Không những thế, thông tin mà khách hàng nhận được đều xuất phát từ nguồn rất tin cậy như: bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay một chuyên gia có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm – dịch vụ đó. Thông tin từ những nguồn này được đánh giá khách quan hơn so với bất kỳ hình thức quảng cáo nào, mặc dù người tiêu dùng không biết hoặc biết rất mơ hồ rằng marketing truyền miệng thực ra cũng do các marketer xây dựng nên. Buss marketing, viral marketing,… là những thuật ngữ thông dụng chỉ marketing truyền miệng. Đây là hình thức khuyến khích khách hàng nói về doanh nghiệp hoặc sản phẩm – dịch vụ của mình để đẩy mạnh những liên hệ với khách hàng, tạo nên những mẫu đối thoại nhằm tăng giá trị thương hiệu. Có hai điều kiện quan trọng mà một doanh nghiệp cần phải lưu ý khi muốn tăng giá trị thương hiệu thông qua marketing truyền miệng. Thứ nhất, sản phẩm – dịch vụ hay thương hiệu phải sở hữu đặc tính, chất lượng nổi bật trong lĩnh vực của mình để tự tạo khả năng truyền miệng và thu hút khách hàng. Thứ hai, sản phẩm – dịch vụ, hay thương hiệu phải có sự liên kết đặc biệt với khách hàng để mối liên hệ đó dẫn tới những trào lưu và lan tỏa khả năng truyền miệng. Hai điều kiện này không thể loại bỏ và một khi doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: sản phẩm – dịch vụ đã có sự gắn kết đặc biệt với khách hàng hay chưa và chúng có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không thì tất yếu marketing truyền miệng sẽ xảy ra. Tương ứng với điều đó, doanh số bán hàng sẽ tăng lên và giá trị thương hiệu được nhận biết rộng rãi hơn. Andy Sernovits – CEO của Hội Marketing truyền miệng (WOMMA) nói: “Sản phẩm dịch vụ tốt đương nhiên sẽ thực hiện marketing truyền miệng tốt theo”.George Silverman, người sáng lập – CEO của công ty nghiên cứu thị trường Market Navigation Inc., có lời khuyên dành cho các marketer khi thực hiện marketing truyền miệng: “Nên tư duy một cách hệ thống nhưng cũng chứa đựng tính sáng tạo trong tất cả mọi nỗ lực khi thực hiện marketing truyền miệng. Thật không đơn giản để biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết. Hãy khám phá những khúc mắc, hoài nghi của khách hàng và giải tỏa chúng bởi những người có sức mạnh ảnh hưởng và có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp với nguyện vọng của khách hàng nhất”.Marketing truyền miệng không thể đứng một mình. Phát triển chiến dịch marketing kết nối cả bên trong lẫn bên ngoài, kết hợp phát triển sản phẩm và các hoạt động marketing, quảng cáo, PR, và quan hệ khách hàng. Việc phối hợp này tạo ra khả năng hòa hợp giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp hai bên cộng tác với nhau để có thể đem lại lợi ích cho cả hai bên.Có thể nói, marketing truyền miệng là việc xây dựng và duy trì một quan hệ sâu sắc với một cá nhân, tổ chức hay cộng đồng. Nhận thức một nguồn lực sức mạnh quý giá đó và kết nối những mục tiêu kinh doanh của công ty cùng với nhu cầu của cộng đồng thì chắc chắn “hữu xạ tự nhiên hương”. Đồng thời thành quả thu được sẽ còn là lòng trung thành của khách hàng, giá trị thương hiệu được nhận biết và doanh số bán hàng tăng cao rõ rệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét